Hướng dẫn tự lắp đặt hệ thống điện mặt trời quyết định đến hiệu suất điện năng lượng mặt trời của bạn. Cách lắp đặt phải đạt yêu cầu về kỹ thuật, về mỹ quan và quan trọng nhất là không bị gián đoạn về hiệu suất. Khi hệ thống bị hỏng hóc có thể thay thế bằng thiết bị tương đương để kiểm tra sửa chữa và lắp đặt lại nhanh chóng.
Hướng dẫn tự lắp đặt hệ thống điện mặt trời giúp hệ thống điện mặt trời của bạn:
- Đáp ứng hiệu suất cao và thời gian thu hồi vốn nhanh
- Dễ dàng bảo dưỡng và vệ sinh các tấm pin sau này
- Có thiết bị thay thế tương đương để không bị gián đoạn hiệu suất trong quá trình sửa chữa
- Đảm bảo an toàn khi mưa, gió, bão lũ
- Tăng thẩm mĩ cho ngôi nhà hoặc công trình lắp đặt
- Đáp ứng tiêu chuẩn của kỹ thuật điện EVN
- Hotline hỗ trợ khi bạn cần: 0789 302 302 hoặc VPDD Miền Bắc 02473 044 044 | Miền Nam 02873 044 044
Để có thể tự lắp đặt hệ thống điện mặt trời cho gia đình hoặc doanh nghiệp của bạn, 4 bước hướng dẫn sau đây giúp bạn lắp đặt đơn giản hơn:
- Bước 1: Khảo sát vị trí lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời
- Bước 2: Chuẩn bị vật tư khi lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời
- Bước 3: Chi tiết từng bước lắp đặt hệ thống điện mặt trời
- Bước 4: Thông báo với Điện lực địa phương, kiểm tra hệ thống điện mặt trời và yêu cầu lắp công tơ 2 chiều
1. Khảo sát vị trí lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời
Quá trình khảo sát vị trí lắp đặt phải căn cứ vào diện tích nơi lắp đặt để tính toán công suất phù hợp. Vì vậy nếu diện tích của bạn có diện tích nhỏ thì cũng không thể lắp được hệ thống điện mặt trời công suất lớn.
Cứ 6 mét vuông thì lắp được 1kwp, ví dụ diện tích mái nhà của bạn là 30 mét vuông thì lắp gói công suất là 5kwp. Tương tự cách tính đó để chọn gói phù hợp, tránh trường hợp dự tính sai với tình hình thực tế.
Có một lưu ý là khi đo diện tích, bạn nhớ trừ khoảng cách giữa tấm pin vừa đủ để mình đi vào vệ sinh pin, sửa chữa hay bảo trì trong suốt thời gian vận hành.
Khảo sát vị trí có thể lắp đặt hệ thống điện mặt trời bao gồm:
- Mái ngói
- Mái tôn
- Mái che
- Sàn bê tông
Khảo sát các vật thể có khả năng gây đổ bóng lên vị trí dự kiến lắp đặt:
- Bồn nước
- Máy nước nóng năng lượng mặt trời
- Tường bao xung quanh
- Các nhà xung quanh cao hơn mặt bằng lắp đặt
- Cây cối
- Các trụ điện, biển bảng…
2. Chuẩn bị vật tư khi lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời
Danh sách vật tư bao gồm:
- Tấm Pin năng lượng mặt trời
- Inverter (biến tần)
- Kẹp biên, kẹp giữa
- Thanh rail gắn pin
- Dây DC
- Jack nối dây
- Chân chữ L và Pat Z
Việc chuẩn bị vật tư rất quan trọng trước khi tiến hành lắp đặt, vì vậy, khách hàng nên mua các loại vật tư của Grow Solar để đảm bảo về chất lượng, chế độ bảo hành 5 năm, bảo trì và thay thế nhanh chóng, tiện lợi. Gọi ngay 0789 302 302 để được hỗ trợ.
Grow Solar là một trong những nhà cung cấp Vật tư Điện mặt trời hàng đầu Việt Nam. Qua hàng trăm công trình lớn bé, Grow Solar tạo niềm tin cho khách hàng bằng cách lắp đặt hệ thống điện mặt trời hiệu quả và thẩm mỹ. Quan trọng nhất là chế độ bảo trì, bảo dưỡng sau khi lắp đặt.
Grow Solar luôn chú trọng lựa chọn thiết bị của các nhà cung cấp hàng đầu thế giới. Trong quá trình bảo trì, bảo dưỡng, Grow Solar có các thiết bị thay thế tương đương để hệ thống điện của bạn không bị gián đoạn.
Số lượng của tấm pin, kẹp biên, kẹp giữa, dây DC, Jack nối dây phụ thuộc vào số công suất lựa chọn khi lắp đặt.
Ví dụ, đối với bộ trọn gói hệ thống điện mặt trời 15kWp, có số lượng cụ thể:
TT | Thành phần | Số lượng | Đơn vị tính |
1 | Tấm Pin năng lượng mặt trời Pin Poly 345W |
14 | tấm |
2 | Inverter hòa lưới: Inverter Growatt Min 6000TL-X | 1 | cái |
3 | Kẹp biên | 6 | cái |
4 | Kẹp giữa | 28 | cái |
5 | Thanh rail gắn pin | 29,4 | met |
6 | Dây DC | 30,8 | met |
7 | Jack nối dây | 6 | bộ |
3. Hướng dẫn lắp đặt hệ thống điện mặt trời của Grow Solar
Sau khi khảo sát và chuẩn bị đầy đủ thiết bị vật tư, bạn tiến hành lắp đặt theo thứ tự:
Lắp chân L hoặc pát Z hoặc làm khung giàn
Thả ray hoặc hộp thép nếu làm trên các mái ngói, mái tôn
Xem: Hướng dẫn chi tiết lắp đặt pin mặt trời bằng rail nhôm
Lắp pin, dùng kẹp hoặc U để cố định (Sử dụng U dành cho mái che)
Đặt các tấm pin lên, sau khi đã hoàn tất việc cố định ray nhôm hoặc xà gồ, sao cho:
- Tấm pin với mái có khoảng hở tối thiểu là 115mm
- Các module có khoảng cách ít nhât là 10mm
- Khi lắp các module không lắp chặt các lỗ thoát nước của module
- Khi lắp đặt phải đảm bảo chịu được sức gió lớn, bão
- Tối thiểu phải dùng 4 kẹp cố định khung và có độ dày từ 7 đến 10mm
- Kẹp tuyệt đối không được tiếp xúc với mặt kính và làm biết dạng khung
Đấu dây điện bằng dây DC 4mm và Jack MC4
- Bằng cách đấu nối tiếp mà có thể tăng điện áp của các module.
- Điểm tiếp xúc khi đấu nối cần đảm bảo sạch và khô ráo.
- Nếu đấu dây không đúng cực sản phẩm có thể bị hỏng ngay lập tức
- Khi đấu song song cần kiểm tra điện áp của từng module. Thấy bị đảo cực hoặc có chênh lệch trên 10 V thì cần kiểm tra lại.
- Các module có sẵn 2 đường dây chống nắng, và nối với dây diện có tiết diện lõi tối thiểu 4mm2
Lắp tiếp địa
Miếng tiếp địa được đặt dưới kẹp giữa của 2 tấm pin năng lượng mặt trời và siết chặt kẹp giữa của 2 tấm pin lại. Miếng tiếp địa được tiếp xúc giữa phần khung nhôm của tấm pin năng lượng mặt trời và thanh rail.
Khi lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời điều cực kỳ quan trọng là tất cả các thiết bị đều được nối tiếp địa chuẩn xác.Trong khu vực thường xuyên bị sét đánh việc không nối tiếp địa cho các thiết bị như Inverter, tấm pin năng lượng mặt trời, thiết bị chống sét DC và AC khi bị sét đánh trúng dễ bị hư hỏng các thiết bị, tệ hơn nữa, nó có thể gây ra hỏa hoạn cho ngôi nhà của bạn.
Kết nối tấm pin năng lượng mặt trời với inverter, cài đặt app quản lý
Khi các tấm pin mặt trời tiếp nhận năng lượng mặt trời rồi chuyển đổi thành đổi thành dòng điện một chiều. Dòng điện một chiều này sẽ được chuyển xuống Inverter điện mặt trời.
Tại đây, bộ Inverter sẽ biến đổi điện một chiều thành dòng điện xoay chiều và cung cấp điện cho các tải tiêu thụ (có thể là mạng lưới điện thương mại hoặc mạng lưới điện cục bộ).
Ngoài ra, nó còn có chức năng thích nghi đặc biệt với những tấm pin năng lượng mặt trời. Theo dõi điểm công suất cực đại của các tấm pin và chống sự xâm nhập của dòng ngược DC (điện 1 chiều).
- Chọn vị trí lắp đặt bộ inverter hòa lưới; Kết nối ngõ vào DC; Kết nối ngõ vào AC; Cài đặt và khởi động hệ thống
- Kết nối thiết bị với Inverter qua cổng RS-232
- Khởi động Inverter và kiểm tra trạng thái kết nối
- Đăng ký tài khoản trên server hệ thống và thêm thiết bị cần theo dõi
Để kết nối inverter với lưới điện, chỉ cần cắm phích cắm vào bảng chuyển đổi nguồn chính, để inverter lấy năng lượng từ lưới điện. Dây đầu ra được kết nối với hện thống cung cấp điện trong nhà.
Sau khi hoàn thành việc lắp đặt, bạn bật nguồn điện. Tổng số lượng năng lượng mặt trời được tạo ra trong ngày, cung cấp năng lượng và dòng điện (amp) từ tấm pin năng lượng mặt trời,…được thể hiện trên app đã cài.
Xem hệ thống điện mặt trời áp mái công suất 15kwp mà Grow Solar đã lắp đặt:
4. Thông báo với Điện lực địa phương, kiểm tra hệ thống điện mặt trời và yêu cầu lắp công tơ 2 chiều
Đối với dự án điện mặt trời mái nhà có công suất nhỏ hơn 1 MW thì chủ đầu tư đăng ký đấu nối với công ty điện lực tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương các thông tin về công suất dự kiến, thông số kỹ thuật của tấm pin quang điện, thông số của bộ biến đổi điện xoay chiều.
Bên cạnh đó, Tổng công ty Điện lực Việt Nam còn có sự hỗ trợ lắp đặt miễn phí đồng hồ điện hai chiều, giúp doanh nghiệp và hộ gia đình có thể đo đếm lượng điện sản sinh từ hệ thống điện mặt trời này. Mặt khác, nếu không dùng hết lượng điện từ điện mặt trời, doanh nghiệp và hộ gia đình có thể bán điện lại cho EVN với mức giá 2.086đ/kWh.
Thủ tục đấu nối & bán điện cho EVN
- Thông báo cho Điện lực địa phương trước khi lắp đặt 3 ngày
- Bản phô tô chứng chỉ đạt tiêu chuẩn của tấm pin, thiết bị inverter: CO/CQ
- CMND và hộ khẩu photo
- Hợp đồng bán điện mặt trời với EVN
Như vậy là bạn đã lắp đặt xong 1 hệ thống điện năng lượng mặt trời ngay tại nhà của mình. Vô cùng đơn giản và dễ thực hiện.
Lưu ý khi lắp đặt hệ thống pin mặt trời
- Nguồn điện do pin mặt trời tạo ra là dòng điện một chiều có thể gây nguy hiểm, do đó nên lắp đặt thiết bị bảo hộ lao động đúng cách và găng tay và giày trong quá trình lắp đặt, cài đặt.
- Không đứng trên các tấm có thể làm vỡ hoặc trầy xước bề mặt kính.
- Không cài đặt các tấm ướt hoặc cài đặt trong mưa hoặc gió.
- Hệ thống hỗ trợ của điện mặt trời phải được bảo đảm vững chắc trong thời tiết bão.
- Pin tạo ra nguồn DC, vì vậy hãy chú ý để khớp đúng cách trong khi cài đặt.
- Trong trường hợp hỏa hoạn, không sử dụng nước để ngăn lửa.
- Hệ thống pin mặt trời phải được thiết kế để có khoảng trống giữa pin mặt trời và mái/sàn để đảm bảo thông gió.
Grow Solar
>>Có link shopee: https://shopee.vn/growsolar147852369